Posted on Leave a comment

Miền di sản

Lễ hội đền Phù Ủng

Lễ hội đền Phù Ủng

Cứ mỗi dịp xuân về, dòng người lại nô nức về đền Phù Ủng tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi để tưởng nhớ tới tướng quân Phạm Ngũ Lão, một vị tướng tài của nhà Trần đã có công đánh tan giặc Nguyên – Mông bảo vệ nền độc lập của đất nước. Đã thành truyền thống, Lễ hội đền Phù Ủng được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15 tháng giêng hàng năm. Lễ hội đã thu hút hàng vạn lượt khách thập phương tới dâng hương, trẩy hội, là một trong những lễ hội lớn, mở đầu cho các hoạt động văn hóa, lễ hội mùa xuân của tỉnh Hưng Yên.

 Nét độc đáo của Lễ hội đền Phù Ủng được thể hiện ngay trong phần Lễ mở đầu với nghi thức rước công chúa Tĩnh Huệ từ phủ chúa về lăng Phạm Tiên Công để trình ông và rước về đền Phạm Ngũ Lão để trình cha. Tham gia đoàn rước có các đội cờ lễ, múa lân, rồng, bài vị, đội khiêng kiệu hoa, khiêng kiệu công chúa. Sau nghi lễ rước truyền thống từ phủ chúa về đền, dân làng và du khách tổ chức lễ dâng hương, ôn lại thân thế, sự nghiệp và công lao của Tướng quân Phạm Ngũ Lão với đất nước.

 Sau phần Lễ là phần Hội với các trò chơi dân gian, những môn thể thao, vui chơi tương truyền là do tướng quân Phạm Ngũ Lão nghĩ ra để rèn luyện sức khỏe, ý chí cho binh sĩ như: Thi vật cù, cờ tướng… và các hoạt động khác như múa rối, hát trống quân, hát chèo, hát quan họ…

Posted on Leave a comment

Lễ hội đền Phù Ủng

Lễ hội đền Phù Ủng

Lễ hội đền Phù Ủng

Cứ mỗi dịp xuân về, dòng người lại nô nức về đền Phù Ủng tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi để tưởng nhớ tới tướng quân Phạm Ngũ Lão, một vị tướng tài của nhà Trần đã có công đánh tan giặc Nguyên – Mông bảo vệ nền độc lập của đất nước. Đã thành truyền thống, Lễ hội đền Phù Ủng được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15 tháng giêng hàng năm. Lễ hội đã thu hút hàng vạn lượt khách thập phương tới dâng hương, trẩy hội, là một trong những lễ hội lớn, mở đầu cho các hoạt động văn hóa, lễ hội mùa xuân của tỉnh Hưng Yên.

 Nét độc đáo của Lễ hội đền Phù Ủng được thể hiện ngay trong phần Lễ mở đầu với nghi thức rước công chúa Tĩnh Huệ từ phủ chúa về lăng Phạm Tiên Công để trình ông và rước về đền Phạm Ngũ Lão để trình cha. Tham gia đoàn rước có các đội cờ lễ, múa lân, rồng, bài vị, đội khiêng kiệu hoa, khiêng kiệu công chúa. Sau nghi lễ rước truyền thống từ phủ chúa về đền, dân làng và du khách tổ chức lễ dâng hương, ôn lại thân thế, sự nghiệp và công lao của Tướng quân Phạm Ngũ Lão với đất nước.

 Sau phần Lễ là phần Hội với các trò chơi dân gian, những môn thể thao, vui chơi tương truyền là do tướng quân Phạm Ngũ Lão nghĩ ra để rèn luyện sức khỏe, ý chí cho binh sĩ như: Thi vật cù, cờ tướng… và các hoạt động khác như múa rối, hát trống quân, hát chèo, hát quan họ…

Posted on Leave a comment

Lễ Hội Đền Đa Hòa – Dạ Trạch

Lễ hội đền Đa Hòa - Dạ Trạch

 Theo thông lệ, cứ ba năm một lần, từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 (âm lịch), nhân dân trong tỉnh Hưng Yên và du khách thập phương lại háo hức tiến về xã Dạ Trạch thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên để tham dự lễ hội. Lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung tại đền Đa Hòa là một trong những lễ hội lớn của cả nước, là bức tranh về đời sống tinh thần phong phú, sinh động và mang giá trị văn hóa sâu sắc của người Việt cổ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng nghìn năm về trước.

Đến với lễ hội đền Đa Hòa – Dạ Trạch, du khách còn được thưởng thức những làn điệu Hát trống quân đặc sắc, một điệu hát giao duyên ứng tác, truyền từ đời nọ sang đời kia trên mảnh đất Dạ Trạch. Hát trống quân luôn tồn tại như một thành tố không thể thiếu vừa góp vui cho phần hội, vừa là dịp trai gái hát trao duyên tìm hiểu nhau. Sau nhiều năm tháng mai một, giờ đây, hát Trống quân lại có dịp khoe duyên cùng du khách những làn điệu mộc mạc mà duyên dáng, đằm thắm như chính thiên nhiên và con người nơi đây.

Lễ hội đền Đa Hòa – Dạ Trạch là lễ hội tình yêu độc đáo, là điểm tham quan, du lịch đặc sắc, hấp dẫn không thể thiếu của mỗi du khách trong tour du lịch đồng bằng sông Hồng. Việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy lòng tự hào của cộng đồng với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; biểu dương sức mạnh và tinh thần đoàn kết của cộng đồng; góp phần làm phong phú thêm kho tàng lễ hội của dân tộc;…

Posted on Leave a comment

Lễ hội dân gian văn hóa Phố Hiến

lễ dâng hương
lễ rước kiệu 2
lễ rước kiệu
múa lân
lễ dâng hương 2

Lễ hội dân gian văn hóa Phố Hiến

 Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến là một trong những lễ hội lớn của Hưng yên (diễn ra từ mồng 6 đến mồng 8 tháng ba âm lịch hàng năm). Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Phố Hiến xưa – thành phố Hưng Yên hôm nay đến nhân dân và du khách thập phương.

     Nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của cha ông để lại, từ nhiều năm nay, thành phố Hưng Yên đã phục dựng và tổ chức các lễ hội văn hóa vùng Phố Hiến. Mở đầu chuỗi các sự kiện diễn ra trong lễ hội sẽ là phần tế lễ, như lễ dâng hương, lễ cầu an, lễ rước kiệu của các di tích. Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc như văn hóa ẩm thực, thi cầu kiều, kéo co, chọi gà, cờ tướng, bơi chải, đàn và hát dân ca; hội thi thả diều sáo, trưng bày, giới thiệu đặc sản vùng Phố Hiến; trưng bày, giới thiệu cổ vật…

      Đến với lễ hội, du khách không chỉ được thưởng thức các món ăn dân gian đặc sản ở Hưng Yên như bún thang, chè sen long nhãn… mà còn trực tiếp được xem cách chế biến các món ăn này qua bàn tay dịu dàng, cần mẫn của các chị em phụ nữ đất nhãn. Ngoài được thưởng ngoạn các di tích lịch sử văn hóa, du khách còn được hòa mình vào không khí lễ hội mang đặc trưng riêng chỉ có ở Hưng Yên.

Posted on Leave a comment

Tương Bần

Tương bần

Tương bần

  “Cốm Vòng, gạo Tám Mễ Trì, tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn” là câu ca dao mô tả 4 món ngon trứ danh của Bắc Bộ. Trong đó tương Bần Yên Nhân là món nước chấm có quy trình chế biến độc đáo và đã từng là phẩm vật để tiến Vua. Hãy cùng về làng tương Bần Hưng Yên để khám phá món nước chấm dân dã này nhé! 

Posted on Leave a comment

Nhãn Lồng

Nhãn Lồng

Nhãn lồng

      Đến Hưng Yên vào mùa nhãn chín mới cảm nhận được hết được sự gắn bó giữa cây nhãn với đời sống người dân nơi đây. Trong mỗi nhà vườn, những cây nhãn cao từ 3 – 5m, vỏ sù sì màu nâu thẫm, từng chùm nhãn nặng trĩu cành, quả màu nâu nhạt, tròn trịa. Cành nào cành nấy sa xuống đất, được người trồng chăm sóc, che chắn, nâng niu như gửi cả tâm tình vào nó.

     Theo các chủ vườn, nhà vườn thường mở cửa từ 8 –18h, đón khách vào tất cả các ngày trong tuần. Đến vườn nhãn, bên cạnh việc thưởng thức những quả nhãn tươi ngon ngay tại vườn, khách tham quan còn có dịp tìm hiểu và khám phá các sản phẩm làm từ nhãn như: Long nhãn, mật ong, nghe những tiết mục hát trống quân, xem biểu diễn văn nghệ dân gian gắn với văn hóa địa phương.

z5887260719360_f2d93d8827365833564a4117ab3d9c26
z5887260638389_ced2423794f75f7fec1231c3976aec7e
z5887260753335_883c791de2e90ccda1e6336dccc97937
Posted on Leave a comment

Mật Ong Hoa Nhãn

Mật ong hoa nhãn

Mật ong hoa nhãn

Mật ong hoa nhãn Hưng Yên có hương vị đậm đà do nó giàu đường và mang mùi thơm tự nhiên của hoa nhãn, giúp tạo cảm giác thư thái và thoải mái cho người dùng. Đây là một loại mật ong độc đáo và được ưa chuộng bởi vị ngọt đặc trưng và hương thơm tự nhiên.

Công dụng đối với sức khỏe

Trị ho, cảm cúm: Mật ong hoa nhãn có tính năng hỗ trợ điều trị ho có đờm và cảm cúm trong mùa.

Giúp tiêu hóa tốt hơn: Uống một ly nước ấm có mật ong vào buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể và giải độc.

Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày và đường ruột: Kết hợp mật ong hoa nhãn với tinh bột nghệ giúp hỗ trợ chữa lành vết thương, chống viêm loét dạ dày và đường ruột.

Hỗ trợ giảm cân: Một ly nước ấm có mật ong và nước cốt chanh tươi giúp đào thải mỡ thừa khỏi cơ thể.

Hỗ trợ bệnh tim mạch, đường huyết: Mật ong hoa nhãn kết hợp với gừng rất tốt cho người cao tuổi và người có nguy cơ bị cao huyết áp, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.

Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Mật ong hoa nhãn cung cấp lợi ích cho các bà mẹ mang thai, giúp phát triển trí não của thai nhi và ngăn chặn sự dị tật trong thai kỳ.

Lưu ý rằng mật ong tự nhiên không nên dùng cho trẻ sơ sinh dưới một tuổi

Để nhận biết mật ong hoa nhãn nguyên chất, bạn có thể tham khảo các chỉ báo sau:

Màu sắc: Mật ong hoa nhãn nguyên chất thường có màu hổ phách hoặc màu cánh dán tự nhiên đẹp mắt. Nếu để lâu, mật có thể chuyển dần sang màu vàng đậm hơn, điều này là bình thường do tác động của nhiệt độ và điều kiện thời tiết.

Độ đặc và hương vị: Mật ong hoa nhãn nguyên chất có tỷ lệ nước thường chỉ chiếm khoảng 16%, khiến chai mật luôn đặc quánh và thơm lừng mùi hoa nhãn. Khi nếm thử, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt gắt ban đầu, sau đó dần chuyển sang vị ngọt thanh.

Posted on Leave a comment

Gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo nói đến những món ngon vật lạ của Hưng Yên, không thể bỏ qua đặc sản gà Đông Tảo với ấn tượng đặc biệt về đôi chân rất “khủng”. Đây còn là vật nuôi làm cảnh của nhiều người và cũng là món quà biếu rất được yêu thích mỗi dịp Tết vì theo truyền thống có gà để cúng trong đêm giao thừa thì mới làm ăn phát đạt, êm ấm.

Để lựa được gà Đông Tảo ngon, chất lượng cao bạn nên chọn những con có sắc mào đỏ, mắt linh hoạt. Khi sờ vào đùi, chân gà, cảm nhận được độ rắn chắc và đàn hồi của thịt. Khi dùng thấy phần thịt đỏ, thì chắc chắn là Gà Đông Tảo ngon, chất lượng.

Đây là giống gà có kích thước khá lớn, nặng từ 3.5-4.5kg. Thân hình to, chân thô, to lớn nhưng cũng rất vững chãi. Gà Đông Tảo có da đỏ, lông màu tím pha đen. Tuy to lớn nhưng thịt gà rất ngon, chất thịt mềm, không dai, không có gân được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy Gà Đông Tảo thường được dùng hầm thuốc bắc hay đơn giản là chỉ luộc rồi chấm muối.

Posted on Leave a comment

Bún Thang Lươn

Bún thang lươn

Bún thang lươn

Không chỉ là thức quà đặc sản, bún thang lươn còn là bữa sáng quen thuộc của người dân Phố Hiến, niềm tự hào của mỗi người con Hưng Yên khi nhắc tới quê hương mình

Bún thang lươn Phố Hiến có hương vị ngon đậm đà là bởi nước dùng có vị ngọt của xương ống và cua đồng, tôm he, sá sùng. Cua đồng để nguyên con nướng qua cho dậy mùi thơm rồi mới bỏ vào nồi nước dùng để ninh. Một điều thú vị khác tạo nên hương vị đặc trưng của bún thang lươn Phố Hiến đó là khi thưởng thức bún thang, đừng quên bỏ vào một ít mắm tôm, ăn kèm rau sống gồm hoa chuối thái mỏng, ngổ, xà lách, rau mùi, kinh giới, tía tô... để cảm nhận trọn vẹn hương vị nhất.

Du khách có dịp đến với Hưng Yên hãy một lần thưởng thức và cảm nhận hương vị đậm đà và tinh túy của món bún thang lươn Phố Hiến - món ăn của nỗi nhớ niềm thương.

Posted on Leave a comment

Đền Mẫu

Đền Mẫu - Ngôi đền linh thiêng bậc nhất

Tồn tại hơn 700 năm, đền Mẫu Hưng Yên vẫn luôn là địa điểm tâm linh nổi tiếng, thu hút hàng ngàn người đến chiêm bái mỗi năm nhằm cầu bình an và sức khỏe cho bản thân lẫn gia đình.

Đền Mẫu Hưng Yên tọa lạc trên một vùng đất rộng gần 3000m2, phía trước là hồ Bán Nguyệt, xa hơn một chút là con đê sông Hồng. Điều này giúp toàn bộ cảnh quan ngôi đền trở nên hài hòa giữa thiên nhiên, mang đến cảm giác yên bình cho bạn nếu có dịp xách balo đến đây.

Lịch sử đền Mẫu Hưng Yên

Đền Mẫu Hưng Yên được khởi dựng vào thời Trần Nhân Tông, năm 1279. Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ tu sửa nhưng khi đến Đền Mẫu, bạn vẫn được hưởng trọn vẹn vẻ lâu đời, cổ kính còn vương lại trên từng viên gạch, mái chùa hay những pho tượng của nơi đây.

Đền Mẫu Hưng Yên thờ ai ?

Đền Mẫu, hay còn gọi là Hoa Dương Linh Từ hoặc đền Mậu Dương thuộc địa phận thành phố Hưng Yên, nằm trong khu di tích phố Hiến.

Ngôi đền thờ bà Dương Quý Phi nguyên là vợ vua Tống thời xưa nổi tiếng linh thiêng này tọa lạc ngay bên bờ hồ Bán Nguyệt, đây cũng là điểm thu hút du khách đến đạp vịt hay thưởng ngoạn vẻ độc đáo của hồ nước xanh trong. 

Kiến trúc Đền Mẫu Hưng Yên

Đền Mẫu Hưng Yên không chỉ là một điểm đến tâm linh mà còn là một kiệt tác kiến trúc. Nổi bật là nghi môn với lối kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái và cửa vòm cuốn, đi kèm bức đại tự “Dương Thiên Hậu – Tống Triều” bằng gốm lam thời Nguyễn. Qua cổng, không gian yên bình với khói nhang, tiếng chim và cảnh sắc thanh tịnh hiện ra. Ba cây cổ thụ (đa, xanh, si) mọc chồng lên nhau, trong đó có cây 800 tuổi, biểu tượng cho sự bảo vệ của Thánh Mẫu.

Tiền tế của đền gồm ba gian, hai tầng, mái cong mềm mại với hình ảnh rồng chầu, lưỡng long chầu nguyệt. Điểm nhấn là bức châm chữ vàng của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh ca ngợi cảnh đẹp đền. Kiệu Rồng và Phượng trong trung từ thể hiện nghệ thuật điêu khắc thời Hậu Lê. Hậu cung đặt tượng thờ Dương Quý Phi và hai người hầu sơn son thếp vàng từ thế kỷ 17-18. Đền còn nhiều hiện vật quý từ thế kỷ 18-19, cùng 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến Nguyễn.